ABCompteur : compteur gratuit cay_canh cay_canh cay_canh cay_canh cay_canh

       

TRANG BIỂN XANH CHỈ GIỚI THIỆU NHỬNG TRANG WEB HAY VÀ HỬU ÍCH NGOÀI MỤC ĐÍCH KHÁC NẾU TRANG WEB NÀO KHÔNG BẰNG LÒNG XIN CHO BIẾT SẺ LẬP TỨC LẤY RA LIỀN

* Hôm nay *

Click for Paris, France Forecast

Paris (France)           

Biển Xanh  Myboun  webvkal-Việt Kiều Ai Lao

 
 

             

Bấm chuột vào dưới hình để nghe,hay tắt nhạc,và phóng hình lớn Slideshow: PHOTOS USA 2004 - Slideshow

                                                                                    

 

 
HoaLá_teen9x Babadubonsai Bonsai
NiệmPhậtHoaSen HoaKiểngCâyCảnh XómNhiếpẢnh
BồiBổPhổiBằngCáchTrồngCây SưuTập.8m.HoaQuý  
LàngViệtSắcHoaThanhLong

HoaĐẹpMuônMàu

 
KỷThuậtCâyKiểng    
       

Cây thanh long của tôi

                          10 Loại Hoa Nguy Hiểm             

Không ít loại hoa đẹp như Tú Cầu, Hoa Chuông, Đỗ Quyên…
có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.                 

Có những loài hoa chỉ để ngắm,
thậm chí ngắm từ xa và tuyệt đối không được ăn:

       

Đậu Tía là một loài cây thân leo họ đậu thường được trồng ở hàng rào hoặc giàn cao với những chùm hoa màu tím rất lãng mạn.

Những việc nếm thử chúng có thể khiến bạn bị nôn mửa và tiêu chảy.

      

Mao Địa Hoàng là một loài hoa đẹp với những chùm hoa chĩa thẳng lên trời như một ngọn tháp. Loài hoa này cũng là nguyên liệu để bào chế

thuốc chữa bệnh tim và một số bệnh thường gặp khác như thiếu máu và táo bón. Nhưng nếu ăn tươi, chúng có thể gây rối loạn nhịp tim

và đau bụng dữ dội

       

Hoa Tú Cầu mọc thành những chùm hình tròn như quả cầu là
cây hoa được trồng phổ biến trong sân vườn. Nhưng nếu ăn
những bông hoa này, bạn sẽ bị đau bụng trong nhiều giờ.
Trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê và co giật.

       

Hoa Chuông có hình dáng rất đáng yêu, nhưng tiếc thay đây cũng là một loài hoa độc. Nếu ăn chúng bạn sẽ bị

đau bụng, tiêu chảy và đau cơ bắp. Rối loạn nhịp tim cũng có thể là một triệu chứng đi kèm.

       

Tất cả lá và cành của cây hoa hồng môn, một loài hoa có hình dáng kỳ lạ, đều có nhiều độc tố. Ăn phải cây hoa này,

miệng bạn đau rát và sưng tấy, giọng nói có thể bị khàn.

       

Hoa Cúc thường được gắn với mùa thu và là một loài hoa phổ biến nhất, nhưng hoa Cúc không hoàn toàn vô hại.

Nhụy của loài hoa này có thể gây mẩn ngứa cho một số người.

       

Trúc Đào là một loài cây cảnh được trồng phổ biến trên đường phố. Tuy vậy, cây này rất độc, có khả năng gây

chết người nếu hấp thụ quá nhiều vào cơ thể qua đường tiêu hóa hay niêm mạc. Thậm chí, việc hít phải khói từ

 cây trúc đào cháy cũng có thể rối loạn nhịp tim.

       

Hoa Đỗ Quyên thường mọc thành chùm lớn rực rỡ vào mùa xuân và thu hút được nhiều loài ong đến hút mật.

 Nhưng nếu ăn loại mật ong làm từ loài hoa này hoặc ăn lá của chúng, bạn có thể bị phồng rộp miệng, nôn mửa,

tiêu chảy và ngứa ngáy trong da cho đến nhức đầu, đau cơ, mờ mắt. Ăn với lượng lớn có thể dẫn đến chậm nhịp tim,

co giật, hôn mê và tử vong.

       

Với vẻ đẹp nõn nà và hương thơm quyến rũ, hoa Thủy Tiên là một trong những biểu tượng của mùa xuân.

Nhưng nếu ăn củ của chúng, bạn có thể nôn mửa và tiêu chảy.

       

Anh Túc là loài hoa có nhiều màu sắc đẹp, được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng nó còn một tên khác:

hoa thuốc phiện. Chúng chính là nguyên liệu để bào chế thuốc phiện và nhiều loại ma túy khác.

Xương rồng loại trừ tác hại của sóng điện từ. Ảnh: Sài Gòn Tiếp Thị.

Bồi bổ cho phổi bằng cách trồng cây trong nhà

Bạn đừng nghĩ chỉ môi trường bên ngoài mới ô nhiễm; căn nhà bạn đang ở cũng chứa đầy khí độc hại. Bằng việc

 trồng cây xanh, bạn sẽ giúp phổi khỏe hơn và toàn cơ thể nhờ đó cũng "được nhờ".

Trung bình mỗi ngày chúng ta, từ trẻ em đến người già, đều trải qua 20 giờ giữa bốn bức tường phân chia của ngôi

trường, văn phòng làm việc, căn hộ… Và bên trong những bức tường này đang tồn tại một dạng ô nhiễm tiềm ẩn cũng nguy hại không kém tình

 trạng ô nhiễm bên ngoài.                                                                   

Khoa học đã chứng minh được rằng đa số các loại vật liệu xây dựng và trang trí nội thất đều ít nhiều tác động không

tốt đến sức khỏe của những người đang sống hằng ngày trong môi trường đó. Căn nhà hoặc căn phòng càng hiện

đại thì nguy cơ ô nhiễm càng cao, do các chất hữu cơ dễ bay hơi hoặc các chất gây ô nhiễm thoát ra từ các loại keo dán, sơn, giấy dán tường,

các chất tẩy rửa…                                     

Một số hóa chất gây ô nhiễm được xếp vào loại có thể gây ung thư. Tính độc hại của từng chất được biết một cách riêng lẻ, nhưng

người ta không rõ tác động sẽ ra sao nếu chúng tập hợp lại trong một bầu không khí nhỏ hẹp.

Trong số những giải pháp đặt ra, người ta đề cao đến việc trồng cây trong nhà. Ở các nước công nghiệp phát triển, giới khoa học

 nghiên cứu tìm ra được những loại cây trồng có khả năng lọc và loại thải ô nhiễm không khí trong nhà. Những kết quả thu được

 rất hứa hẹn bởi vì chỉ cần 3 loại cây trồng là đủ lọc sạch 60 mét khối không khí trong một giờ. 

Cây trồng có thể chuyển đổi các khí độc hại bằng cách vận chuyển nó xuống đến tận rễ để cho các vi sinh vật có trong đất làm                                               

nhiệm vụ loại trừ. Để hỗ trợ cây trồng lọc khí thật hiệu quả, bạn phải làm sao cho không khí lưu chuyển tốt ở phần rễ cây và cây

luôn được giữ ẩm tốt vì nhờ đó mà không khí đi qua dễ hơn. Bạn nên nhớ rằng cây càng tiêu thụ nhiều nước thì càng làm phát sinh

độ ẩm và giúp loại thải các chất gây ô nhiễm.              

Nhưng cũng phải lưu ý đến tình trạng ẩm mốc của phần rễ và có thể hình thành ở mặt đất. Giải pháp hữu hiệu là rải lên mặt đất

trồng một lớp sỏi nhỏ dày 2-4 cm, nhờ đó mà nước tưới thẩm thấu dễ, đồng thời tránh sự xuất hiện của nấm mốc trên chậu cây.

Còn để tránh ẩm mốc ở phần rễ cây, chú ý không tạo ra những khu vực ẩm bên dưới chậu, chẳng hạn không để nước ứ trong đĩa lót chậu,

đặc biệt khi bạn đặt chậu cây trên nền nhà lát gỗ hoặc trải thảm.   

Vấn đề quan trọng còn lại là bạn tìm mua các loại cây thích hợp trồng trong nhà (tốt nhất là hỏi chuyên gia về cây trồng). Một số

loài cây có đặc tính loại trừ ô nhiễm không khí rất tốt như:                 

- Cúc: Hút chất trichlorethylene có trong sơn và các chất dung môi, nên đặt trong những căn phòng vừa mới sơn.

- Cây sung cảnh: Trung hòa formol thường có trong các keo dán, các lớp mousse cách nhiệt.

- Xương rồng: Rất lý tưởng trong việc loại trừ tác động có hại của sóng điện từ phát ra từ màn hình của tivi hoặc máy vi tính, nên                   

 đặt gần các sản phẩm này.                                                                          

- Các loại cây leo: Loại trừ benzene có trong sơn, mực, nhựa dẻo hoặc chất tẩy rửa, có thể đặt trong bếp hoặc ở hành lang.

http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2006/11/3B9F098E/
Colorcheck

Ý nghĩa các loại hoa

Mỗi loài hoa mang một ý nghĩa, mỗi loại cây mang một sắc thái. Mời các bạn xem ý nghĩa từng loại sau. Để nếu có ai tặng bạn một bó hoa hồng đỏ, bạn sẽ hiểu họ muốn nói gì.

Almond Blossom (Hạng đào): Thầm lặng, mòn mỏi. Khinh suất, thiếu thận trọng.
Amaryllis (Hoa loa kèn đỏ): Sự tự hào
Anermione (Hoa cỏ chân ngỗng): Bị bỏ rơi.
Apple Blossom (Hoa táo): Sự hâm mộ, ưa chuộng.
Arum Lily (Huệ tây trắng): Sự thanh khiết.
Aster (Cúc tây): Chín chắn. Tình yêu muôn màu.
Azalea (Đỗ quyên): Sự chừng mực.
Bachelor's Button (Hoa nút áo đơn): Hạnh phúc đơn chiếc, vui thầm.
Begonia (Hoa thu hải đường): Ý nghĩ đen tối.
Bluebell (Hoa chuông xanh): Kiên đinh, tin cậy.
Broom (Cây đậu chổi): Sự khiêm tốn.
Buttercups (Hoa mao lương vàng): Tính trẻ con.
Calla (Hoa calla): Sắc đẹp lộng lẫy.
Camellia (Hoa trà): Duyên dáng. Cao thượng.
Candystuff (Hoa bụi đường): Sự thờ ơ, lạnh lùng.
Canterbury Bell (Hoa chuông): Lòng biết ơn.
Cardinal Flower (Các hoa đỏ thắm): Sự đặc biệt, nét độc đáo.
Celandine (Cây dại hoa vàng): Niềm vui gõ cửa
Clematis (Cây ông lão): Khéo léo. Tinh xảo.
Closver-scented Pink (Cẩm chướng tỏi): Lòng tự trọng. Tính danh dự.
Chrysanthemum (Cúc đại đóa): Lạc quan trong nghịch cảnh.
Columbine (Hoa rẻ quạt): Sự ngớ ngẩn. Tính điên rồ.
Convolvulus (Cây bìm bịp): Bóng tối. Thất vọng
Cornflower (Hoa ngô): Dịu dàng, tế nhị.
Cowslip (Hoa anh thảo vàng): Ưu thế của sự duyên dáng. Sắc đẹp của tuổi trẻ.
Crocus (Hoa nghệ tây): Sự vui mừng, tươi tắn.
Cyclamen (Anh thảo thường): Sự thiếu tự tin.
Daffodil (Hoa thủy tiên): Tình yêu đơn phương.
Dahlia (Hoa thược dược): Lòng tự trọng. Sự tao nhã.
Daisy (Cúc trắng): Sự ngây thơ.
Dandelion (Bồ công anh): Lời tiên tri.
Delphinium (Hoa phi yến): Nhẹ nhàng, thanh thoát.
Evening Primrose (Anh thảo muộn): Tình yêu lặng lẽ. Sự không chung thủy.
Forget me not (Hoa lưu ly): Tình yêu chân thật.
Foxglove (Mao địa hoàng): Sự giả dối.
Fuchsia (Hoa vân anh): Khiếu thẩm mỹ.
Garland of roses (Vòng hoa kết bằng hoa hồng): Phần thưởng của sự trinh bạch.
Gentian (Hoa long đởm): Sự kiêu hãnh trong trắng.
Gladiolus (Hoa lay-ơn): Sức mạnh của tính cách.
Gloxinia (Cây hoa lọ): Một tinh thần tự hào.
Go Idenrod (Hoa gậy vàng): Sự thận trọng.
Hawthorn (Hoa táo gai): Niềm hy vọng.
Hellotrope (Hoa vòi voi): Tôi say mê em.
Hibiscus (Hoa dâm bụt): Sắc đẹp tinh tế.
Holly (Hoa nhựa ruồi): Sự lo xa.
Hollyhock (Hoa thụy quỳ): Sự thành công.
Honeysuckle (Hoa kim ngân):Tình yêu gắn bó, xiềng xích của tình yêu (Hoa này đẹp và thơm lắm)
Hyacinth (Lan dạ hương): Sự vui chơi.
Indian Jasmine (Hoa nhài Ấn Độ): Sự ngọt ngào của tình bạn.
Ivy (Dây thường xuân): Lòng trung thành. Tình bạn. Tình yêu hòa hợp. Hôn nhân.
Iris (Hoa diên vĩ): Tôi có một thông điệp cho em.
Jonquil (Cây trường thọ): Cảm xúc đã trở lại.
Laburnum (Cây kim tước): Bị bỏ rơi, phụ bạc.
Lady’s Slipper (Hoa vương thảo): Sắc đẹp thất thường.
Laurel (Nguyệt quế)anh tiếng.
Lavender (Hoa oải hương): Sự ngờ vực.
Lily of the Walley (Hoa huệ thung): Sự trở về của hạnh phúc.
Magnolia (Hoa mộc lan): Sự lộng lẫy.
Marigold (Cúc vạn thọ): Nỗi đau buồn. Sự thất vọng.
Mignonette (Hoa mộc tẻ): Cái nết đánh chết cái đẹp. Phẩm chất giá trị hơn sự duyên dáng.
Mimosa (Hoa mi-mô-da): Nhạy cảm.
Moss Rose (Hoa hồng rêu): Tài trí, kiệt xuất.
Myrtle (Hoa sim): Tình yêu.
Mystletoe (Cây tầm gửi): Tôi sẽ vượt qua mọi khó khăn.
Narcissus (Hoa thủy tiên): Yêu chính mình. Tính tự cao tự đại.
Nasturtium (Sen cạn): Lòng yêu nước.
Orchid (Hoa lan): Sắc đẹp.
Pansy (Hoa Păng-xê): Nhớ nhung, hồi tưởng. Em chiếm giữ những suy nghĩ của tôi.
Passion Flower (Hoa lạc tiên): Sự mộ đạo. Tin tưởng lạc quan.
Peony (Hoa mẫu đơn): Sự xấu hổ.
Periwinkle (Nhạn lai hồng): Hồi ức dịu dàng. Tình bạn thân thiết.
Petunia (Cây dã yên): Đừng thất vọng.
Pinkish red Jasmine (Nhài đỏ ửng hồng): Sự xa cách, chia ly.
Polyanthus (Hoa vệ thủy): Sự tin tưởng.
Poppy (Hoa anh túc) (O.o): Sự an ủi. Sự lãng quên.
Primose (Anh thảo xuân): Tuổi mới lớn. Dậy thì.
Purple Clover (Cỏ 3 lá tím): Thượng đế.
Purple Lilac (Tử đinh hương tím): Những cảm xúc đầu tiên của tình yêu.
Red Carnation (Cẩm chướng đỏ): Thương thay cho trái tim tội nghiệp của tôi.
Red Clover (Cỏ 3 lá đỏ): Máy móc, nguyên tắc. Tính công nghiệp.
Red rose (Hoa hồng đỏ): Sắp đẹp, tình yêu.
Red rosebud (Búp hồng đỏ): Lời thú nhận của tình yêu.
Red Tulip (Hoa tulip đỏ): Lời tỏ bày của tình yêu.
Scarlet Geranium (Hoa Phong lữ đỏ tươi): Sự ngu ngốc, khờ khạo.
Scarlet Pink (Cẩm chướng đỏ): Tình yêu tinh khiết và nồng nhiệt.
Scented Geranium (Hoa phong lữ): Sự ưu ái.
Silver-leaved Geranium (Hoa phong lữ lá bạc): Sự hồi tưởng, nhớ lại.
Snapdragon (Hoa mõm chó): Tính tự phụ, kiêu ngạo.
Snowdrop (Hoa giọt tuyết): Sự an ủi, niềm hy vọng.
Spanish Jasmine (Nhài Tây Ban Nha): Đam mê khoái lạc.
Stock (Hoa Hoàng anh): Sắc đẹp bất diệt.
Striged Carnation (Cẩm chướng có sọc): Sự từ chối.
Sun flower (Hoa hướng dương): Sự giàu có giả tạo.
Sweet Pea (Cây đậu hoa): Sự khởi hành, bắt đầu. Niềm vui vô tận.
Sweet William (Pelox-Cẩm chướng râu): Lòng can đảm. Sự tài trí. Khéo léo.
Thistle (Hoa kế): Sự trả đũa.
Tiger Lily (Huệ đốm màu da cam): Dù sao, ta vẫn có thể tự hào làm bạn với nhau.
Violet (Hoa violet): Tính khiêm tốn. Sự thủy chung.
Water Lily (Hoa súng): Tài hùng biện.
White Chrysanthenum (Cúc đại đóa trắng): Sự thật.
White Clover (Cỏ 3 lá trắng): Nghĩ về tôi.
White Jasmine (Hoa nhài trắng): Sự dễ thương.
White Lilac (Tử đinh hương trắng): Sự hồn nhiên của tuổi trẻ.
White Lily (Hoa huệ tây trắng): Sự tinh khiết.
White Pink (Cẩm chướng trắng): Tài năng.
White Rose (Hồng trắng): Sự im lặng.
White Rosebud (Nụ hồng trắng): Trái tim biết yêu.
Wild Rose (Hoa hồng dại): Sự đơn giản.
Yellow Carniton (Cẩm chướng vàng): Sự khinh thị.
Yellow Chrysanthenum (Cúc đại đóa vàng): Tình yêu bị xem thường.
Yellow Day Lily (Huệ vàng): Làm đỏm, làm dáng.
Yellow Jasmine (Hoa nhài vàng): Duyên dáng, tao nhã.
Yellow Iris (Diên vĩ vàng): Sự đam mê của tình yêu. Ngọn lửa
Yellow Rose (Hoa hồng vàng): Phản bội, bội tín.
Zinna (Cúc Zima): Nhớ về bạn bè xa vắng.

 

 
Hàng loạt cây xanh trong nhà chứa chất độc chết người
 
 
Việc trồng vài cây cảnh nhỏ trong nhà hoặc nơi làm việc là sở thích của người Sài Gòn trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, các nhà sinh học cảnh báo trong số đó có nhiều loại cây chứa độc tố gây chết người nếu ăn phải.

> Sự thật tin đồn cây xanh trong nhà có độc chết người
 
Tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ cho biết, gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên trồng các loại hoa, cây cảnh. Vì có thể loại hoa cây cảnh đó cực kỳ độc mà bố mẹ không biết.
Ông nói: "Tốt nhất, các bố mẹ, ông bà, người trông trẻ nên cẩn thận, tuyệt đối không để các bé nghịch, cầm hay cho bất cứ loại lá cây nào vào miệng. Hơn thế, bé có thể nghịch đất trồng trong chậu rất bẩn, dễ nhiễm giun sán. Những loại hoa cây cảnh không chỉ độc với bé mà còn độc với cả người lớn".
Sau đây là danh sách 22 loại cây cảnh có độc do Tiến sĩ Lệ cung cấp, đều được trồng phổ biến ở Việt Nam:
1. Trúc đào: Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào.
Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng.
2. Thơm ổi: Tên khoa học là Lantana spp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.

 
Các loại hoa cảnh độc (phần 2)
3. Ngoắt nghẻo: Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

4. Cà độc dược, một số loại cà kiểng, hoa Lưu ly: Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.

Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.
5. Ðỗ Quyên: Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Ðỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.

6. Thiên điểu: Tên khoa học là Strelitzia reginae. Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.

7. Môn kiểng: Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.

8. Hoa loa kèn Arum/ Ý lan: Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

9. Xương rồng bát tiên: Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.

10. Anh Thảo: Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.

11. Chuỗi ngọc: Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả bộ phận có chất Glucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.

 

 
Các loại hoa cảnh độc (phần 3)
12. Môn lá lớn: Tên khoa học là Colocasia spp Tất cả các bộ phận trên cây đều chứa chất Calcium oxalate Asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.

13. Hồng môn: Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.

14. Dạ lan (tên khoa học là Hyacinth orientalis). Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.

15. Cẩm tú cầu: Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.

16. Xương rồng kiểng: Tên khoa học là Euphorbia trigona. Nhựa cây Có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa nếu ăn phải.

17. Thủy tiên: Tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.

18. Một số loại trầu (Trầu bà, Trầu ông,...): Có tên khoa học là Philodendron spp. Lá và thân cây có chất độc Calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.

19. Tulip: Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.

20. Lục bình: Tên khoa học là Eichhornia crassipes. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.

21. Huệ Lili: Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa...

22. Ngô đồng: Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.

 

 
       

   
       
   
       
   
       
   
       
   

Hoa cát đằng

   

 Hoa cát đằng

CÂY SÒ HUYẾT (LẺ BẠN)

   

Lẻ bạn, Bạng hoa, Sò huyết - Tradescantia discolor L'Hér. (Rhoeo discolor (L'Hér.) Hance), thuộc họ Thài lài - Commelinaceae.

Mô tả: Cây thảo to, sống nhiều năm. Thân cao 30-45cm, đường kính 2,5-5cm, phủ bởi bẹ lá, không phân nhánh. Lá dài 18-28cm, rộng 3-5cm, không cuống, có bẹ; mặt trên lá màu lục, mặt dưới có màu tía. Cụm hoa hình tán dựng trong 2 cái mo úp vào nhau, nom như sò. Hoa có lá đài, 3 cánh hoa màu trắng vàng, 6 nhị gần bằng nhau, bầu 3 ô. Quả nang dài 3-4mm, 3 ô, mở thành 3 mảnh vỏ, chứa một hạt có góc và cứng.

Cây ra hoa vào mùa hè.

Bộ phận dùng: Hoa và lá - Flos et Folium Tradescantiae.

Nơi sống và thu hái: Cây từ châu Mỹ nhiệt đới được truyền vào nước ta. Thường được trồng làm cảnh vì màu lá tím đẹp; cụm hoa hình đặc biệt, màu dịu dàng, đẹp mắt. Thu hái hoa và lá quanh năm. Phơi trong râm. Cũng thường dùng tươi.

Tính vị, tác dụng: Lẻ bạn có vị ngọt và nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, hoá đờm chống ho, lương huyết giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa: 1. Viêm khí quản cấp và mạn, ho gà; 2. Lao bạch huyết; 3. Chảy máu cam; 4. Lỵ trực trùng, đái ra huyết; Dùng 15-30g lá, 20-30 mảnh hoa, dạng thuốc sắc.

Ðơn thuốc:

1. Viêm khí quản cấp: Hoa lẻ bạn 10g thêm đường và cho nước lượng gấp đôi, đun sôi uống.

2. Viêm khí quản mạn tính: Lá lẻ bạn 15g, Núc nắc 3g sắc uống.

3. Lao bạch huyết: Lá Lẻ bạn tươi 30-60g sắc uống.

Mùa hoa quả: tháng 4-5.

Cây được trồng làm cảnh ở nhiều nơi, nhất là các thành phố, trong công viên, vườn gia đình.

Hoa là bộ phận dùng chủ yếu của cây sò huyết, được thu hái lúc cây có hoa, dùng tươi hoặc phơi khô. Còn dùng lá. Dược liệu có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu, nhuận phế, giảm ho, giải độc:

- Chữa viêm khí quản cấp và mạn tính: Hoa sò huyết 15g, rửa sạch, thái nhỏ, trộn với đường phèn hoặc mật o­ng 10g. Đem hấp cách thủy trong 15-20 phút. Để nguội, uống làm 2-3 lần trong ngày. Hoặc hoa sò huyết 15g phối hợp với vỏ núc nác 5g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

- Chữa ho ra máu, đi ngoài ra máu: Hoa sò huyết 30-40g, để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống hoặc phơi khô, sắc lấy nước đặc uống làm một lần.

- Chữa đái ra máu: Hoa sò huyết 15g, diếp cá 15g, rau má 20g, rễ cỏ tranh 10g, râu ngô 10g. Tất cả để tươi, sắc uống ngày một thang.

- Chữa cảm sốt, ho, đau đầu: Hoa sò huyết 15g, rễ cây chòi mòi 10g, vỏ cây kim phượng hoa vàng 10g, phơi khô, thái nhỏ, sắc uống trong ngày.

Nhân dân ở những nước Đông Nam Á khác cũng dùng hoa sò huyết với tác dụng cầm máu trong những trường hợp chảy máu ruột, ho ra máu, tiêu chảy và kiết lỵ ra máu.

                         Ngọc Nữ / Glorybower
Scientific: Clerodendrum thomsoniae
Other names: Glory-bower, Bagflower, Bleeding Glory-bower, or Bleeding Heart Vine

Ngọc Nữ là cây tiểu cảnh nên cần trồng thẳng xuống đất để cây phát triển nhanh và có nhiều hoa hơn là trồng bằng châu.
Hoa ngọc nữ cần nhiều nắng và tưới nước thường xuyên.

Hoa ngọc nữ thường mọc thành chùm ở ngọn lá, rất ấn tượng với độ màu tương phản của màu xanh đậm lá cây và trắng, đỏ của hoa .
Phần hoa màu trắng- chính ra là đài hoa- bao bọc lấy đóa hoa năm cánh nhỏ xíu màu đỏ máu.
Hoa còn tượng trưng cho vẽ đẹp tinh khiết như ngọc của thiếu nữ

Pic from flickr -Sưu tầm